Gen Z là trung tâm của sự phát triển công nghệ
Ngày 2.2, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cho biết, tổng lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh từ ngày 25.1 đến ngày 2.2 (từ 26 tết đến mùng 5 tết Ất Tỵ) ước đạt 380.000 lượt, tăng 35,7% so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Trong đó khách quốc tế ước đạt 27.000 lượt, tăng 35% so với tết năm trước, khách qua lưu trú ước đạt 270.000 lượt (tăng 68,8% so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Du khách đến Lâm Đồng tập trung chủ yếu từ ngày 30.1 - 1.2 (mùng 2 - 4 Tết Ất Tỵ). Thời điểm này, các khách sạn từ 3 - 5 sao phục vụ với công suất từ 75 - 85%, các loại hình khác công suất đạt khoảng 60 - 70%. Trong khi đó, UBND TP.Đà Lạt cho biết, lượng khách đến du xuân TP.Đà Lạt dịp Tết Ất Tỵ giảm so với tết năm trước. Cụ thể, số liệu thống kê lượng du khách đến các khách sạn, nhà nghỉ có đăng ký lưu trú từ ngày 24.1 (25 tết) đến đêm 1.2 (mồng 4 Tết Ất Tỵ) đạt 102.112 lượt khách, giảm 33.053 khách so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó khách nước ngoài giảm mạnh, chỉ có 12.889 khách, giảm 16.283 khách. Theo thống kê đêm 31.1 (mùng 3 tết) lượng khách đăng ký lưu trú cao nhất, nhưng chỉ đạt hơn 30.000 khách.Trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ không xảy ra tội phạm hình sự, cũng như tội phạm ma túy. Trên địa bàn TP.Đà Lạt không xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông; liên quan đến pháo nổ đêm giao thừa chưa phát hiện vi phạm.Ghi nhận của phóng viên ngày 2.2, kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ đã hết nhưng du khách vẫn tiếp tục lên Đà Lạt du xuân, lượng du khách đi bằng xe máy nhiều hơn những ngày đầu năm Ất Tỵ. Người dân từ các huyện trong tỉnh Lâm Đồng như Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương… đến Đà Lạt du xuân bằng xe máy và ô tô khá nhiều khiến đường phố Đà Lạt nhộn nhịp.Những ngày này các cung đường phố núi Đà Lạt rạo rực sắc xuân bởi mai anh đào nở rộ khiến khách du xuân thích thú và thỏa mãn.Một giải đấu Apex Legends bị hoãn vô thời hạn do tin tặc tấn công
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Hành trình tái sinh của rác
Vào lúc 14 giờ ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube Báo Thanh Niên.Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam, trong đó có tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA. Trong bối cảnh đó, cơ hội với người theo học lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành công nghệ sẽ ra sao?Trong chương trình tư vấn, các chuyên gia chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Đó còn là thông tin về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Vì sao những ngành học này được mở ở các trường trong 2 năm trở lại đây? Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới đang đến VN, nhu cầu nhân lực lớn nhưng để đáp ứng yêu cầu của họ, sinh viên cần trang bị những gì?Chương trình diễn ra từ 14 giờ-15 giờ, gồm các chuyên gia:Mở đầu chương trình, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là AI, bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Sau năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng nổ toàn cầu, thực sự công nghệ thông tin nói chung đóng vai trò cốt yếu trong thúc đẩy mọi hoạt động của đời sống; vai trò của AI càng trở nên nổi bật hơn. Vì vậy, để thực hiện kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong thời gian tới, vai trò của lĩnh vực này càng quan trọng.Từ 2020 đến nay, Chính phủ đã có các quyết định, đề án, công điện nhằm thúc đẩy nhân lực công nghệ cao lĩnh vực bán dẫn và AI. Trong đó, đến năm 2030 hướng đến đào tạo ít nhất 50.000 kỹ sư phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn… Điều này tác động đến định hướng đến ngành đào tạo các trường ĐH và tạo cơ hội để người học tiếp cận và phát triển trong lĩnh vực này.Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, cho biết về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động đến xu hướng của các ngành đào tạo. Một số ngành các trường ĐH tập trung phát triển trong 2 năm qua liên quan đến lĩnh vực máy tính và CNTT: khoa học dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, một số ngành công nghệ mang tính liên ngành cũng được chú trọng trong thời gian gần đây. Thậm chí, ngay trong các ngành học cũ nhưng chương trình đào tạo cũng có những điều chỉnh để phù hợp hơn với xu thế. Năm 2025, trường mở thêm ngành mới luật thương mại quốc tế. Trường dự kiến 3 phương thức xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Về chính sách học phí, khóa 2025 trường thực hiện công khai học phí đầu khóa và không thay đổi trong suốt khóa học. Trung bình 20 triệu đồng/học kỳ, năm có 4 học kỳ (học phí bao gồm các cấp độ tiếng Anh). Bên cạnh đó, trường cũng công bố 5 loại học bổng tuyển sinh cho thí sinh trúng tuyển khóa 2025.4 điều sinh viên cần trang bị khi học khối ngành công nghệTiến sĩ Cao Văn Kiên, Phó trưởng Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng sinh viên cần trang bị 4 điểm để học tập các khối ngành công nghệ.Tiến sĩ Võ Thanh Hải cho hay năm nay ĐH Duy Tân dự kiến sử dụng các phương thức tuyển sinh ổn định như năm 2024. Trường xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi V-SAT. Trong đó, trường dự kiến dành 100-200 chỉ tiêu cho nhóm ngành mới - những ngành khan hiếm nhân lực.Tiến sĩ Cao Văn Kiên thông tin năm 2025, trường đào tạo 51 ngành, trong đó nhiều ngành về công nghệ và công nghệ thông tin. Đáng chú ý, trí tuệ nhân tạo là một trong các ngành mới của trường năm nay. Trường dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức: Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, ưu tiên xét tuyển thẳng.Một tghi1 sinh thắc mắc: "Tại sao có trường thì trí tuệ nhân tạo lại nằm trong một ngành, có trường lại có ngành trí tuệ nhân tạo riêng? Chuyên ngành AI với ngành AI thì có khác nhau hay không? ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành này có khó không, em cần xét những môn nào và mức điểm khoảng bao nhiêu thì đậu?''.Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: ''Trước năm 2022, trí tuệ nhân tạo chỉ là một chuyên ngành của ngành trong lĩnh vực CNTT. Nhưng từ năm 2022, ĐH Duy Tân đã mở ngành trí tuệ nhân tạo, thí sinh xét tuyển vào trường có thể đăng ký trực tiếp ngành này trên phần mềm đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Điều kiện theo học ngành này khá kén, các năm trước tỷ lệ chọi không cao ở mức 2 “chọi” 1, thí sinh có cơ hội trúng tuyển lớn. Tuy nhiên, năm nay mức độ cạnh tranh còn chờ vào tình hình xét tuyển cụ thể''.Môt bạn đọc gửi đến chương trình câu hỏi: ''Em thấy ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Kinh tế tài chính có nhiều chuyên ngành khác nhau như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Vậy khi em xét tuyển em có cần đăng ký chuyên ngành ngay từ đầu hay khi trúng tuyển rồi mới chọn chuyên ngành? Khi chọn chuyên ngành nào thì học chuyên sâu chỉ một chuyên ngành đó hay sao?''Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang giải đáp: ''Ngành công nghệ thông tin của trường có 4 hướng chuyên ngành: như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần đăng ký ngành, chưa cần đăng ký chuyên ngành. Sau 2 năm học, sinh viên mới định hướng lựa chọn hướng chuyên ngành''.Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử không "hot" như trí tuệ nhân tạo hay bán dẫn, thì cơ hội việc làm có cao hay không? Ngành này học những kiến thức gì? Trước thắc mắc này, tiến sĩ Cao Văn Kiên, cho biết: ''Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm rộng mở vì đây là lĩnh vực nền tảng cho nhiều ngành nghề khác. Sinh viên học ngành này tại trường được trang bị kiến thức về cơ khí, điện tử tự động hóa, lập trình, công nghệ mới…".Bạn đọc có thể xem lại phần 1 của chương trình TẠI ĐÂY
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 2.2 đưa tin các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiết kế và Phát triển Tàu chiến Trung Quốc (CSDDC) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc gần đây cùng tổ chức một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Cuộc mô phỏng chỉ ra cách Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội của hải quân Mỹ.Một trận chiến do nhóm mô phỏng, được thiết lập ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ cách Đài Loan vài trăm km về phía đông, đã chứng kiến một tàu khu trục Type 055 đối đầu với một hạm đội thuộc hải quân Mỹ đang tiến lên. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, nhưng trong cuộc mô phỏng, hạm đội Mỹ có tới 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Đi cùng tàu Type 055, hai tàu mẹ không người lái được lệnh tiến về phía trước và thả 32 máy bay không người lái (UAV) và 14 xuồng không người lái. Đáp lại, hạm đội Mỹ đã phóng 32 tên lửa hành trình chống hạm tàng hình LRASM và tên lửa hành trình Tomahawk, tất cả đều nhắm vào tàu Type 055 . Những tên lửa hành trình LRASM tiên tiến nhưng đắt tiền, với mức giá trung bình hơn 3 triệu USD/quả, theo SCMP.Phát hiện ra tên lửa đang bay tới, các UAV và xuồng không người lái đã hợp tác với tàu Type 055 để chống lại cuộc tấn công, theo cuộc mô phỏng. Sau khi bụi lắng xuống, tàu Type 055 vẫn không hề hấn gì và các xuồng không người lái vẫn còn đủ đạn dược để chống lại làn sóng tấn công tiếp theo.Cuộc mô phỏng trò chơi chiến tranh nói trên là một minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi bản chất của xung đột trên biển bằng cách sử dụng vũ khí không người lái trên diện rộng, theo SCMP.Nhóm tiến hành cuộc mô phỏng nhấn mạnh rằng UAV và xuồng không người lái sẽ mang đến cho quân đội Trung Quốc một "mạng lưới tiêu diệt" hiệu quả cao và chi phí thấp, theo SCMP trích một bài báo được công bố trên tạp chí tiếng Trung Nghiên cứu Tàu chiến vào ngày 13.1.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hải quân Mỹ đối với nghiên cứu trên.
Trao tặng công trình thanh niên Mô hình thực tế ảo về trung tâm hành chính công
Vào lúc 15 giờ 15 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage Facebook, kênh YouTube, Báo Thanh Niên.Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.Điều này mang đến lợi thế gì cho Việt Nam và các trường ĐH - nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước? Nhu cầu nhân lực và nhu cầu của người học hiện nay đối với những ngành công nghệ là gì? Trước xu hướng đó, thí sinh có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Những vấn đề này sẽ được bàn luận trong phần 3 chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ".Chương trình diễn ra từ 15 giờ 15 - 16 giờ 15, gồm các chuyên gia:Tiến sĩ Lê Viết Tuấn, Trưởng bộ môn trí tuệ nhân tạo, khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: "Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức, phép thử cho chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ nắm bắt tốt cơ hội này". Năm nay Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 5.300 chỉ tiêu, 34 chương trình chuẩn và 17 chương trình chất lượng cao. Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh linh hoạt, trong đó phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT và theo đề án riêng của trường.Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng có thể nói đây là thời điểm bùng nổ về công nghệ. Trường ĐH Công thương TP.HCM tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có việc chuẩn bị nền tảng cho việc mở các ngành đào tạo này thời gian tới. Năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Trước xu hướng này, nhiều thí sinh đặt vấn đề có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn... hay chỉ thực sự đam mê và có tố chất nào đó thì mới nên theo đuổi?Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn… Ngành AI tại mỗi trường chương trình đào tạo khác nhau hay cùng chung một hướng kiến thức? Thu nhập của người làm về AI hiện nay khoảng bao nhiêu? Đây là băn khoăn của nhiều bạn đọcTheo thạc sĩ Dương Thành Phết, về chương trình đào tạo, ngành AI tại các trường ĐH cơ bản là giống nhau. Vì khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường đều phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT là phải tiến hành khảo sát, đối sánh chương trình đào tạo của trường mình và các trường ĐH trong nước cũng như các trường quốc tế. Định hướng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là theo hướng ứng dụng thực hành nên xây dựng chương trình đào tạo cũng như đào tạo luôn có sự đồng hành của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực CNTT hướng tới việc ứng dụng thực hiện nhiều hơn.Nhiều thí sinh băn khoăn về những điều kiện phù hợp để học ngành công nghệ và CNTT. Trước băn khoăn này, tiến sĩ Lê Viết Tuấn giải đáp: "CNTT có nhiều vị trí việc làm cho cả người hướng nội và người hướng ngoại. Dù thuộc tuýp nào cũng cần có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình trước người khác… Tố chất đầu tiên là đam mê công nghệ - năng lượng vô hạn vượt qua thách thức trong nghề. Bên cạnh đó, tinh thần học hỏi, khát khao tìm hiểu, tò mò cái mới sẽ giúp chúng ta không ngừng học hỏi kiến thức trong học tập và làm việc. Ngoài ra, việc có khả năng tư duy logic, phán đoán tốt sẽ giúp thành công hơn trong sự nghiệp". Còn tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho rằng nhóm ngành công nghệ và CNTT dù học kỹ thuật vẫn tiếp cận với các lĩnh vực kiến thức khác. Trong thời đại công nghệ đang phát triển, việc học công nghệ và làm việc trong lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc học ngành này không còn sự phân biệt về giới tính, khô khan hay hài hước. Một thí sinh đặt câu hỏi: "Các ngành công nghệ tại Trường ĐH Công thương TP.HCM có tỷ lệ chọi ra rao? Em thích về máy móc, động cơ, khả năng 3 môn toán, lý, hóa chỉ được khoảng 20-21 điểm thì nên chọnngành công nghệ nào?"Tiến sĩ Nguyễn Văn Khả cho hay trường đào tạo nhiều ngành về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, trừ nhóm ngành CNTT lấy điểm chuẩn từ 24-26 điểm hàng năm, các ngành còn lại từ mức 20-22 điểm (theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT). Như vậy, so với điểm chuẩn năm vừa rồi, em có thể trúng tuyển vào các ngành như cơ khí điện tự động kỹ thuật nhiệt. Ngoài ra, thí sinh có thể dự thi đánh giá năng lực để tăng khả năng trúng tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Lê Viết Tuấn, năm 2025, Trường ĐH Mở TP.HCM bổ sung môn tin học, công nghệ và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển của trường. Trường cũng dự kiến tổ chức kỳ thi V-SAT để lấy kết quả xét tuyển vào trường.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, năm 2025 trường dự kiến mở thêm 3 ngành đào tạo, nâng lên thành 37 chương trình đào tạo toàn trường. Trong đó, các ngành mới gồm: luật, du lịch và công nghệ vật liệu. Ngoài 4 phương thức cũ (xét học bạ, xét tuyển thẳng, điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT); trường còn phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ xét tuyển. Đáng chú ý, trường dự kiến giảm 50% học phí cho ngành công nghệ kỹ thuật cho người học.Bạn đọc có thể xem lại phần 1 và phần 2 chương trình tại đây.